Về diện bao phủ: Chương trình BHYT bắt buộc nên mở rộng đối tượng hưởng lợi đến những người ăn theo là thân nhân (bố, mẹ, vợ, chồng, con vv) chưa có BHYT bắt buộc của người làm công ăn lương;
Đối với khu vực lao động chính quy ngoài nhà nước, cần có các giải pháp đảm bảo sự tham gia của chủ sử dụng lao động. Luật BHYT, với các quy định về thanh tra BHYT sẽ tạo ra một thiết chế mạnh hơn trong thực hiện BHYT ở khu vực lao động ngoài nhà nước;
Trong khi hệ thống quản lý Nhà nước chung chưa đủ năng lực để quản lý khu vực lao động ngoài nhà nước, cần giới hạn đối tượng tham gia BHYT ở khu vực này trong phạm vi có thể kiểm sóat được, nhằm khắc phục tình trạng lựa chọn bất lợi;
Thực hiện chuyển bao cấp của nhà nước cho người cung ứng dịch vụ sang bao cấp cho người sử dụng dịch vụ y tế thuộc nhóm không có khả năng đóng góp tài chính (hỗ trợ nông dân tham gia BHYT);
Cần có các quy định khống chế lựa chọn bất lợi trong các chương trình BHYT tự nguyện (sửa đổi thông tưsố 22, nâng tỷ lệ tham gia tối thiểu tới mức phù hợp), lập tức dừng các chương trình bán “lẻ”thẻ BHYT tự nguyện riêng cho những người đang có nhu cầu khám chữa bệnh với chi phí lớn, trong khi những người còn lại không tham gia;
Về quyền lợi BHYT: Cần có quy định rõ ràng hơn về gói quyền BHYT trong văn bản luật hoặc dưới luật. Gói quyền lợi BHYT cần bao trùm các nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh và phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của người tham gia BHYT.
Cần có quy định pháp lý về việc cập nhật danh mục thuốc, danh mục các kỹ thuật, dịch vụ y tế đảm bảo người có BHYT được sử dụng một cách hợp lý các tiến bộ trong chẩn đóan, điều trị;
Cần hòan thiện các quy định pháp lý đảm bảo cơchế cho người tham gia BHYT được tiếp cận dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơsở (đặc biệt là tại khu vực nông thôn, miền núi).
Cần hòan thiện các văn bản pháp lý để đảm bảo loại trừ những dịch vụ kỹ thuật không tương xứng với khả năng tài chính của quỹ BHYT ra khỏi gói quyền lợi BHYT (nhưkỹ thuật ghép tạng).