Cũng giống như thị trường tài chính nói chung, ngành Tái bảo hiểm đang trải qua làn sóng hợp nhất thứ hai (Tham khảo phụ lục 2). Lý do chính mở đầu làn sóng sáp nhập giữa các nhà Tái bảo hiểm lớn và vừa là các nhà Bảo hiểm gốc muốn có Ýt các nhà Tái bảo hiểm nhưng đáng tin cậy hơn trong chương trình Tái bảo hiểm của mình, có nghĩa là các công ty Tái bảo hiểm cần phải có mức xếp hạng khả năng tài chính cao nhất.
Một điều cần chú ý là các vụ mua bán sáp nhập đã tác động tới thị trường Tái bảo hiểm quốc tế. Các công ty Tái bảo hiểm lớn nhất đã tham gia vào một cơn lốc mua bán để tăng cường thêm khả năng tài chính và phương tiện phục vô. Không ai có thể khẳng định rằng việc tạo ra những công ty khổng lồ thống trị toàn ngành Tái bảo hiểm như vậy sẽ mang lại thành công bởi vì bên cạnh những thuận lợi do sáp nhập thì những khó khăn do khác biệt về chiến lược và nguồn nhân lực không phải lúc nào cũng dễ khắc phục.
2.3. Thay đổi cung cầu trên thị trường Tái bảo hiểm thế giới
Xu hướng sáp nhập giữa các công ty Bảo hiểm gốc với nhau và với các tập đoàn tài chính hoặc ngân hàng đã tạo nên sự đa phương hoá hoạt động của các tập đoàn lớn ở châu Âu và do đó làm giảm nhu cõự Tái bảo hiểm, phần còn lại chủ yếu là Tái bảo hiểm phi tỷ lệ ở cỏc lớp trờn. Đây là nguyên nhân gây mất cân bằng cơ cấu dịch vụ của các nhà Tái bảo hiểm. Thêm vào đó, việc hợp nhất các tập đoàn tài chính đó giỳp cỏc nhà Tái bảo hiểm toàn cầu hoá rủi ro của mình, tiếp cận với những công cụ tài chính mới và Tái bảo hiểm chỉ còn được coi là một trong những công cụ mà họ có thể sử dụng.
Sự tập trung hoỏ cỏc công ty và nới lỏng các quy chế Nhà nước là những động lực khiến cho tỷ lệ nhượng tái ở Tây Âu có nhiều hướng giảm. Ngược lại, xu hướng mở cửa ở nhiều nước đang phát triển đã mở ra những triển vọng đầy hứa hẹn. Trong số đó, châu Á được coi là một khu vực có nhiều khả năng tăng trưởng lâu dài và sẽ giúp cân bằng cơ cấu nghiệp vụ tập trung nhiều ở châu Âu và Bắc Mỹ. Trung Quốc và Ên Độ, hai trong số những thị trường kém phát triển nhất, có dân số đông nhất và tỷ lệ khai thác Bảo hiểm còn tương đối thấp, sẽ đem lại những cơ hội tốt cho các công ty Tái bảo hiểm.
2.4. Tái bảo hiểm tỷ lệ hay phi tỷ lệ
Mét xu hướng quan trọng trong Tái bảo hiểm hiện nay là việc chuyển từ Tái bảo hiểm tỷ lệ sang Tái bảo hiểm phi tỷ lệ ở hầu hết các thị trường phát triển. Nhìn chung, sù gia tăng mức giữ lại đã làm cho Tái bảo hiểm ngày càng tập trung vào những rủi ro lớn với tần số xuất hiện thấp. Lượng phí Tái bảo hiểm giảm xuống vì những rủi ro có tần số cao và do đó cú phớ cao được các nhà Bảo hiểm gốc giữ lại.
Tuy nhiên việc phí Tái bảo hiểm giảm không đồng nghĩa với việc giảm khối lượng dịch vụ. Phí Tái bảo hiểm phi tỷ lệ đại diện cho mức độ rủi ro cao hơn so với phí Tái bảo hiểm tỷ lệ do tính biến động cao của các nghiệp vụ vượt mức bồi thường. Sự thay đổi dần cơ cấu các chương trình Tái bảo hiểm cho thấy nguy cơ rủi ro đã tăng nhanh hơn so với phí Tái bảo hiểm, điều này có ảnh hưởng đến tiềm năng lợi nhuận của ngành Tái bảo hiểm. Ngành Tái bảo hiểm chỉ có thể hy vọng tăng lợi nhuận lâu dài đi đôi với lượng dịch vụ chuyển nhượng chứ không phải lượng phớ tỏi.
Prefabricated steel structures have revolutionised the construction industry by offering a faster, cost-effective, and sustainable…
Bảo hiểm ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến bởi những lợi ích thiết…
Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất nhập…
Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là một trong những bước quan trọng…
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc giao dịch và kinh doanh với…
Khám phá tiện ích và các ưu đãi độc quyền từ thẻ visa ACB -…