Tái bảo hiểm phi tỷ lệ

Tái bảo hiểm phi tỷ lệ

Định nghĩa

Tái bảo hiểm phi tỷ lệ cơ bản là một hình thức tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng Ên định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự gánh chịu cho tổn thất là hậu quả của mụĩ sự cố đối với một loại hay các loại Bảo hiểm mà mình đảm trách và phần tổn thất vượt quá hạn mức đó được chuyển cho nhà Tái bảo hiểm gánh chịu.

Đặc điểm và tính chất cơ bản

Đặc điểm

- Trách nhiệm của công ty nhượng và nhà nhận Tái bảo hiểm đối với những tổn thất không chia sẻ theo tỷ lệ về phí, trách nhiệm cũng như bồi thường nếu có. Vậy nên, hình thức Tái bảo hiểm này còn được gọi là Tái bảo hiểm phi tỉ lệ.

- Tiêu chuẩn cơ bản để phân định trách nhiệm giữa cỏc bờn là số tiền bồi thường tổn thất.

- Công ty nhượng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất dưới hoặc cho tới mức bằng hạn mức bồi thường tự giữ lại, được gọi là “ mức tự bồi thường”.

- Nhà nhận Tái bảo hiểm chỉ bồi thường cho phần tổn thất chênh lệch của những tổn thất vượt quá mức bồi thường của công ty nhượng cho tới một hạn mức tối đa được thoả thuận trước trong hợp đồng Tái bảo hiểm, được gọi là “hạn mức trách nhiệm của nhà Tái bảo hiểm” (Liability limitation of reinsurance).

Tính chất cơ bản

* Mét số khái niệm cơ bản:

- Tổn thất thực tế cuối cùng (Ultimate net loss): “Tổn thất” là khoản tiền bồi thường mà công ty nhượng phải trả cho người được Bảo hiểm theo trách nhiệm hợp đồng Bảo hiểm thoả thuận cỏc bờn. “Thực tế” là số tiền bồi thường tổn thất phải khấu trừ đi mọi khoản bồi hoàn có liên quan mà công ty nhượng có quyền thực hiện như tiền bồi hoàn cứu vãn tổn thất, đòi lại của các nhà Tái bảo hiểm theo hợp đồng Tái bảo hiểm riêng (nếu có). “Cuối cựng” nghĩa là tổn thất thực tế mà sau khi tất cả các tổn thất và chi phí liên quan từ sự cố đú đó được thanh toán và mọi khoản bồi hoàn liên quan đã được thực hiện hoàn chỉnh.

* Phương pháp tính tổn thất:

- Xác định tổn thất theo năm nghiệp vụ: theo đó nhà nhận Tái bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả các tổn thất xảy ra thuộc các đơn Bảo hiểm được cấp và được tái lập của công ty nhượng trong một năm nghiệp vụ. Và do vậy, nhà Tái bảo hiểm vẫn tiếp tục có trách nhiệm đối với những tổn thất có thể xảy ra thuộc năm nghiệp vụ đó, mặc dù tổn thất xảy ra ở năm lịch kế tiếp. Nhược điểm của phương pháp này là công ty nhượng sẽ có bất lợi do trong một số trường hợp sẽ không đòi được bồi thường từ nhà nhận Tái bảo hiểm vì tổn thất xảy ra từ một sự cố nhưng thuộc hai năm nghiệp vụ khác nhau.

- Xác định tổn thất theo năm tài chính: nhà Tái bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất xảy ra trong năm tài chính (năm kế hoạch) bất kể tổn thất đó thuộc đơn Bảo hiểm cấp ở năm Bảo hiểm nào. Nhược điểm chính là trong trường hợp vì lý do nào đó nhà nhận Tái bảo hiểm quyết định huỷ bỏ không tham gia Tái bảo hiểm tiếp cho năm tới hoặc công ty nhượng khụng tỏi tục lại hợp đồng Tái bảo hiểm cho năm tới, sẽ dẫn tới việc công ty nhượng phải tự gánh chịu cho những tốn thất có thể xảy ra thuộc những rủi ro còn có hiệu lực của năm kế tiếp. Thông thường để tránh trường hợp này, công ty nhượng có thể thoả thuận với nhà nhận Tái bảo hiểm chấp nhận nốt phần rủi ro chưa hết hiệu lực này với mức phí cao hơn hoặc ký hợp đồng với nhà nhận Tái bảo hiểm khác cho thời hạn còn lại. Nếu không thoả thuận được điều kiện này, công ty nhượng sẽ phải tự gánh chịu hoặc buộc phải từ chối nhận Bảo hiểm cho rủi ro này.