Trái phiếu dường như vẫn còn là một lĩnh vực khá mới trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, dạo gần đây nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu chú ý và muốn tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này. Vậy trái phiếu là gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm trái phiếu
Vì sao nên đầu tư trái phiếu?
Trái phiếu được coi đơn giản như là giấy ghi nợ mà người phát hành buộc phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể trong một khoảng thời gian xác định với lợi tức theo quy định. Trong đó, người phát hành có thể là doanh nghiệp hoặc tổ chức chính quyền như Kho bạc Nhà nước.
Các cách phân loại trái phiếu
Phân loại theo người phát hành
- Trái phiếu của doanh nghiệp: Là loại trái phiếu được phát hành với mục đích giúp doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần tăng vốn hoạt động.
Ví dụ về trái phiếu Chính phủ
- Trái phiếu của Chính phủ: Để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu, Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu nhằm huy động tiền nhàn rỗi của nhân dân hoặc các tổ chức kinh tế - xã hội. Đây được xem như là loại trái phiếu có uy tín và ít rủi ro nhất trên thị trường.
- Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng: Tương tự doanh nghiệp, các tổ chức này phát hành trái phiếu nhằm huy động thêm vốn hoạt động.
Phân loại theo lợi tức trái phiếu
- Trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi): Lợi tức được trả mỗi kỳ của loại trái phiếu này có sự khác biệt, và có sự biến đổi theo lãi suất tham chiếu của trái phiếu.
- Trái phiếu có lãi suất bằng không: Đây là loại trái phiếu mà người sở hữu không nhận được lãi. Tuy nhiên, họ có thể mua với chiết khấu và được hoàn trả bằng mệnh giá khi đến ngày đáo hạn của trái phiếu.
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Lợi tức của loại trái phiếu này được tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm cố định theo mệnh giá.
Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu
- Trái phiếu ghi danh: Tên của người mua sẽ được ghi trên trái phiếu và trong sổ sách của tổ chức phát hành.
- Trái phiếu vô danh: Loại trái phiếu này không ghi tên người mua.
Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu
- Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Trái chủ sẽ được quyền mua cổ phiếu công ty với một số lượng nhất định theo phiếu cho phép được đính kèm với trái phiếu.
Hình ảnh về trái phiếu
- Trái phiếu có thể mua lại: Nhà phát hành có quyền mua lại một hoặc tất cả trái phiếu trước khi chúng đến hạn thanh toán.
- Trái phiếu có thể chuyển đổi: Loại trái phiếu này có thể được chuyển sang cổ phiếu, phụ thuộc vào quyền quyết định của công ty.
Những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu
Rủi ro lạm phát
Tình trạng lạm phát tại Việt Nam trong thời gian gần đây đang ngày một phổ biến và tăng nhanh chóng, gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng hay giảm của tốc độ lãi suất, hoặc làm giảm sức mua trái phiếu, v.v… Điều này dẫn đến việc sức mua của các nhà đầu tư sẽ giảm xuống hoặc thậm chí lợi suất có thể ở mức âm.
Rủi ro thanh khoản
Đầu tư lĩnh vực nào cũng cần đối mặt với rủi ro
Thanh khoản tượng trưng cho khả năng biến đổi thành tiền của tài sản. Đôi khi các loại trái phiếu có thể ở mức thanh khoản thấp khiến nhà đầu tư không thể bán được nhanh chóng và khiến giá cả bị biến động, gây nên những tác động trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của trái chủ. Nhà đầu tư có thể buộc phải bán trái phiếu với mức giá thấp hơn đáng kể so với dự kiến.
Rủi ro xếp hạng
Một công ty có xếp hạng tín dụng thấp hoặc gặp vấn đề trong việc trả nợ thì sẽ có khả năng bị ngân hàng hay tổ chức tín dụng tính lãi suất cao hơn cho các khoản vay sau này trong tương lai. Điều này cũng gây ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng các khoản nợ hiện tại và gây khó khăn cho trái chủ khi họ muốn bán trái phiếu của doanh nghiệp.
Trái phiếu là một thị trường khá an toàn và tiềm năng, giúp mang lại dòng thu nhập ổn định cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, không có việc gì là không tồn tại rủi ro, các nhà đầu tư cần sáng suốt trong các quyết định, và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về trái phiếu, đồng thời cũng quan sát những người đi trước để học hỏi thêm kinh nghiệm.